Tự chữa lànhVy Lan

“Hỡi thầy thuốc, hãy tự chữa cho chính mình” – Jesus

“Bản năng của người bệnh là thầy thuốc của họ, thầy thuốc chính là sự giúp đỡ của bản năng” – Hippocrates (460? – 377? TCN)

Cơ thể chúng ta có cơ chế tự chữa lành một cách mạnh mẽ, từ cơ thể, tâm lý, tinh thần lẫn năng lượng. Chúng ta chỉ cần tìm thấy phương pháp phù hợp, tự mình học nó và thực hành mỗi ngày, kết quả sẽ tốt nhất. Ta không nên dựa dẫm vào bác sĩ hay thầy chữa. Chẳng ai hiểu rõ ta ngoài chính ta, không phải là lời nói sáo rỗng. Bởi kẻ khác hiểu ta đều hoàn toàn dựa vào lý thuyết này, học thuyết nọ, họ không ở cùng ta từng giây từng phút, từ trong ra ngoài để mà có thể nắm bắt đầy đủ bộ điều kiện. 

Dưới đây là một vài phương pháp, cuốn sách hoặc tác giả mà mình đã theo đuổi trong con đường chữa lành. Nhiều bạn có cơ duyên quan sát mình đủ lâu để nhìn thấy sự thay đổi của mình, nên mong muốn được nghe chia sẻ từ mình “bắt đầu từ đâu?”, “cái gì là đúng sai?”, “làm sao biết điều gì là hợp với mình?”, “nên tìm thầy ở đâu?”… 

Tóm lại, đây không phải là hướng dẫn, mình chỉ đơn giản là chia sẻ những giải pháp mình tìm thấy được thông qua cuộc hành trình này. Bạn nên lưu ý đó có thể không hề phù hợp với bạn, tiến trình thời gian của bạn cũng khác biệt với mình. Mọi gò ép hay so sánh bản thân đều là cản trở cho tiến trình chữa lành và phát triển tâm linh của bạn. Hãy xuôi theo thông điệp từ chính mình nha ??

45413236-45EA-476B-A8D7-A1292B101BA7

Làm bạn với cơ thể

Mình thường ví von cơ thể như chiếc xe máy, cho phép ta có thể đi tới bất kì đâu và làm bất kì điều gì ta muốn trên Trái Đất này. Do đó, nếu không bảo dưỡng cơ thể, cảm giác về sự tù túng bên trong nhà chứa mang nhiều bệnh tật sẽ khiến ta khó mà yêu đời được. Sự bất lực và khổ sở sẽ tăng cao. Ngoài ra, cảm xúc là tín hiệu phát ra cho phép mình hiểu cơ thể cần gì. Nếu chúng ta bỏ bê cảm xúc và cơ thể, mọi khổ đau cứ thể phát sinh và kéo dài không dứt. Nếu cần chữa lành, hãy bắt đầu với cơ thể. Nhiều người thậm chí cảm thấy cuộc đời khác đi, khi theo đuổi chương trình chăm sóc sức khỏe kéo dài, ngay cả khi họ chưa tác động vào bất kì yếu tố nào khác của đời sống cá nhân.

Trước khi có thể giải mã được thông điệp của cơ thể, hãy đơn giản là chú ý thực phẩm đưa vào người. Vì các tế bào được nuôi sống từ thực phẩm. Những thực phẩm bẩn, có hại cho cơ thể không khác gì đổ xăng hỏng cho xe máy. Lâu dần cỗ xe sẽ nhanh hư; khác với xe máy, ta có tiền cũng không thể mua được cơ thể khác. Ý thức càng sớm việc bảo dưỡng phương tiện sống này, ta càng tự do tự tại, càng có đời sống an lạc và thuận lợi.

Bạn sẽ nhận ra điều này, kể từ khi bạn mong muốn làm một việc nào đó kéo dài, nhưng cơ thể không đủ sức bền, vì thế bạn đành bất lực bỏ lỡ. Chuyện như thế xảy ra thường xuyên với nhiều người, gây nên bao uẩn ức và tiếc hận.

Điều quan trọng là hãy chú ý các thực phẩm gây viêm (dẫn đến các bệnh viêm, nhiễm, ung thư, hoại tử…) cho cơ thể, bạn có thể tham khảo ảnh dưới đây.

Lý tưởng nhất vẫn là tự trồng và tự ăn thuần thực vật để có thể biết rõ nguồn gốc xuất xứ món ăn đưa vào cơ thể. Nhưng một quán tính lâu đời khó có thể cắt đứt và dứt tận rễ. Nên mình nương theo quán tính mà dần đổi chiều, chứ khó có thể bẻ ngoặc một lần trở nên lý tưởng. Bước đầu, mình cung cấp nhanh cho cơ thể các loại dưỡng chất mà cơ thể thiếu hụt lâu ngày từ các thực phẩm chức năng, ưu điểm là cơ thể hấp thụ nhanh hơn dưỡng chất từ thực phẩm thô, nên nhanh chóng vượt qua nhiều bệnh tật hiểm nghèo. Về sau, khi cơ thể dần yêu thích các dưỡng chất và đã có nền tảng khỏe mạnh hơn, mình chuyển qua ăn rau củ luộc, giảm các chất từ thực phẩm chức năng.

Điều quan trọng vẫn là ý thức việc mình ăn gì, để giảm dần việc ăn vặt, các thức ăn bẩn.

Ngoại hình chỉ là phản ánh sức khỏe của cơ thể. Nếu chỉ theo đuổi cái đẹp đơn thuần, thì đến một lúc bạn có dáng vẻ ưa nhìn, nhưng thiếu sức sống, hoặc không đủ sức lực để tận hưởng món quà từ dáng vẻ ấy. 

Bạn có thể tìm hiểu về cách nhận diện nhu cầu của cơ thể khác nhau, có sự riêng biệt và cách thức thiết kế bữa ăn và thời gian biểu phù hợp thông qua triết lý Ayuverda.

Giải mã cảm xúc

Cảm xúc chỉ là những tín hiệu

Sử dụng tâm trí và ngôn ngữ

Tâm trí của chúng ta cần được huấn luyện tựa như cơ bắp của cơ thể. Các đường dẫn truyền thần kinh, lối mòn tư duy sẽ hình thành các nếp nghĩ và kiến tạo cuộc đời ta. Suy nghĩ lúc nào cũng như con khỉ, nó có thể bay nhảy khắp nơi và khiến cuộc đời ta trở nên rối loạn. Bằng các điều hướng và xây dựng các lối mòn tư duy có mục đích, cuộc sống của ta cũng dần trở nên tự chủ, ưng ý và bình an hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân chết não được trải nghiệm cảm giác thanh bình và tĩnh tại. Nguyên nhân là vì não bộ mang đến cho ta nhiều xung động, rối reng, bất an và khủng hoảng. Đây là bản chất tự nhiên của tâm trí, giúp ta sinh tồn và giải quyết vấn đề. 

Nhưng sẽ thế nào nếu ta bỏ mặc tâm trí? Chúng sẽ không được sử dụng thuần thục, và sẽ càng ngày càng tạo ra nhiều vấn đề giữa vòng suy nghĩ lẩn quẩn không điểm bắt đầu cũng không có lối thoát. Mục đích sử dụng tâm trí là để tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hiện sinh. Nếu không thể, tâm trí sẽ mang đến nhiều nguy cơ khủng hoảng.

Tuy nhiên, nhiều người quá bám chặt vào tâm trí đến mức bỏ qua nhiều phương pháp tiếp cận thực tế khác. Các lý thuyết xa rời thực tế, các bộ nguyên tắc cứng nhắt, các hủ tục xã hội, các lý tưởng, các quan điểm cực đoan, các xu hướng gây chiến nhân danh mục đích nào đó… là những tác dụng phụ của một tâm trí bị lạm dụng quá mức. Các suy nghĩ tạo nên các tôi giả tạo, và đóng chặt ta giữa những giới hạn và sợ hãi, tách biệt con người với thiên nhiên và dòng chảy của vạn vật.

Năng lượng và trực giác

Bộ não con người rất bé nhỏ, nó chỉ đủ khả năng xử lý những thông tin thô thiển do 5 giác quan mang lại. Những thông tin vi tế và cao cấp hơn, cần đến những năng lực khác. Ví dụ phương tây gọi là giác quan thứ sau, phương đông gọi là tâm linh, thông thiên học hay Ấn độ gọi là thể thượng trí…

Mục đích khi làm việc với năng lượng đó là nhận thức được khi nào là mình dùng trực giác để có được thông điệp, khi nào là mình đang bị hoang tưởng. Điều này cần khả năng phản biện và có phương pháp tự kiểm chứng phù hợp.