Sống theo Mặt Trời và Mặt Trăng
Mặt trăng là yếu tố lớn thứ hai có ảnh hưởng sâu rộng trong bản đồ sao (sau mặt trời). Do đó, những hoạt động của ta vẫn thường chịu ảnh hưởng/chịu sự chi phối bởi nhu cầu từ hai thiên thể này. Mình đã dự định viết bài này từ sớm, vì bản thân mình hoạt động theo chu kì mặt trời và mặt trăng một cách chặt chẽ, nhưng chưa đủ động lực. May mắn nhờ chiếc bài dịch xịn sò từ người chị iu quý, mình liên có thể ngay lập tức thực hiện ý tưởng, link bài dịch của chị Kit về Mặt Trời và Mặt Trăng.
MẶT TRĂNG
Mặt trăng về cơ bản tạo ra nhu cầu về an toàn thân thể/đảm bảo sinh mệnh của ta. Do đó, chúng thường tạo ra vùng an toàn (safe zone), thói quen (những hành vi và phản ứng từ quá khứ đã tạo ra hiệu quả, ta biết rõ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm nhẹ rủi ro), và cảm xúc thông báo độ an toàn hay nguy hiểm (bao gồm cả sự tức giận để tự vệ, hay sự thỏa mãn khi cảm nhận an toàn và được nuôi dưỡng). Vùng an toàn và nỗi sợ của ta thường được định hình trong 7 năm đầu đời, trong đó bao gồm cả những nỗi sợ chung của nhân loại từ trong tâm thức cộng đồng.
Vì mặt trăng bảo hộ cho thân thể, nên nó cũng được xem xét như một nơi phản ánh mức độ dấn thân của một người. Khi ta càng làm chủ được nỗi sợ thông qua hiểu biết và các phương án phòng thân, có các ranh giới an toàn (boundaries) một cách vững vàng, kể thêm cả việc tận dụng pha trăng và góc chiếu, thì có thể gia tăng động lực dấn thân nơi cấu trúc mặt trăng.
Bài viết của sư phụ về Mặt Trăng và sự dấn thân
PHA NẠP VÀ PHA XẢ
Để bắt đầu với việc ứng dụng chu kì Mặt trăng vào sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cần lưu ý cấu trúc của một tuần trăng (28 ngày lẻ vài giờ, thường được tính theo Âm Lịch).
Nếu chia làm hai pha, thì sẽ là pha nạp (trăng dần tròn) từ mùng 1 đến tầm 15 ÂL, và pha xả (trăng dần tàn) những ngày còn lại của tháng.
Pha nạp gợi ý các loại hoạt động mang tính tăng trưởng và mở rộng, pha xả hướng về sự dừng lại, nghỉ ngơi, dọn dẹp và tổng kết. Cường độ và nhu cầu hoạt động của các hành tinh cũng mang sắc thái do pha trăng tương ứng.
Một vài thông điệp dành cho pha nạp (Moonology Oracle – Yasmin Boland):
- Tình huống đầy tiềm năng
- Giấc mơ của bạn có thể thành hiện thực
- Cần nhiều nỗ lực hơn, liệu bạn đã sẵn sàng?
- Xem xét lại các mục tiêu của bạn và đảm bảo rằng bạn vẫn cam kết với chúng
- Tiếp tục tiến về phía trước
- Nhẹ nhàng và uyển chuyển tiến bước, nên tránh xung đột/kháng cự
- Đây không phải lúc để bắt đầu các dự án mới
- Giải phóng những cảm xúc tiêu cực/không còn phù hợp/nặng nề/tắc tị…
- Nói lời xin lỗi với ai đó (thậm chí là với chính mình)
- Thực hành thiền hay yoga để thư giãn và nạp lại năng lượng
- Bạn sẽ sớm nhìn thấy những điều phù hợp trong tương lai
LẬP KẾ HOẠCH THEO CHU KỲ 8 PHA TRĂNG
Nếu chu kì trăng chia thành 8 pha thì các pha sẽ có góc và tên như thế này.
Về ngày Âm lịch (ÂL) thì ước chừng thui. Ví dụ buổi trưa nó ở pha này mà sang tối nó sang pha khác thì cũng rất bình thường thế nên, việc tính góc nó sẽ mang đến độ chính xác hơn. Hoặc bạn có thể tải các app về pha trăng được tính toán sẵn trên điện thoại rất tiện. Hoặc nếu bạn nữ nào có chu kì kinh nguyệt ổn định (28-29 ngày) thì có thể dựa vào lịch kinh nguyệt của bản thân mà tính pha trăng luôn. Ví dụ bản đồ sao cá nhân của mình ở pha cuối, mình rụng dâu vào những ngày trăng tàn và khi sang tuần trăng mới thì hết, bắt đầu một chu kì kinh nguyệt mới.
Chúng ta sẽ lên kế hoạch cho từng tháng như sau:
Pha 1: NEW MOON
Đây là thời điểm tuyệt vời để xác lập ý định và gieo trồng hạt mầm phù hợp. Hãy bắt đầu nuôi dưỡng và tận dụng những điều kiện sẵn có để ươm mầm.
Đây cũng là lúc phù hợp để bạn dứt bỏ, vượt qua những điều cũ kĩ đang vướng chân bạn.
Tự hỏi:
– Tôi có thể định hình ý tưởng bằng cách nào?
– Điều mới mẻ nào đang thôi thúc tôi?
Pha 2: WAXING CRESCENT
Đã đến thời điểm hành động. Cân nhắc xem chúng ta có thể bắt đầu thế nào để hiện thực hoá các ý tưởng đã thành hình từ pha trăng 1. Cùng vui chơi và khám phá các cách thức phong phú trong vũ trụ, khoan vội đưa ra quyết định.
Tự hỏi:
– Tôi sẽ hiện thực hoá ý tưởng theo những cách thức nào?
– Tôi cần tạo ra vùng an toàn thế nào để được thư giãn, thả lỏng?
Pha 3: FIRST QUARTER
Giai đoạn này cho phép bạn thiết lập những hành động cụ thể và cam kết với quá trình thực hiện chúng. Đây là lúc cần bạn nghiêm túc và kiên trì làm quen với những bước đi đầu tiên. Cần sẵn lòng sửa đổi những phương thức chưa phù hợp.
Tự hỏi:
– Đâu là những ưu tiên hàng đầu của tôi?
– Tôi có thể cam kết với hạnh phúc của mình thế nào?
Pha 4: WAXING GIBBOUS
Giai đoạn này nhấn mạnh vào niềm tin, sức mạnh, ý chí và sự tự tin được trui rèn đảm bảo giấc mơ hoàn thành. Hãy luôn giữ vững tốc độ, và hiểu rằng bất kì quyết định nào dù tiếp tục hay thay đổi thì đều hướng mình đến mục tiêu.
Tự hỏi:
– Có điều nào cần thay đổi hay giải phóng trong lúc này?
– Làm cách nào để tôi tiếp tục củng cố ý định/mục tiêu cốt lõi của mình?
Pha 5: FULL MOON
Đã đến đỉnh điểm trong suy nghĩ, cảm xúc và năng lượng với độ chính xác cao, cho phép bạn hoàn toàn nắm bắt trọn vẹn. Các ý tưởng được hiện thực hoá. Đây là lúc dần chậm, nhìn lại bạn đã đi bao xa, có điều gì đáng tự hào, điều gì cần tha thứ, buông bỏ.
Tự hỏi:
– Tôi biết ơn điều gì? Tôi có thể tha thứ cho những gì đã qua.
– Tôi đã biết điều gì nằm ngoài sức của mình, tôi nên buông bỏ hay bắt đầu lại?
Pha 6: WANING GIBBOUS
Cường độ đã giảm bớt, đây là lúc cần bạn dừng lại, hướng đến sự thư giãn và chấp nhận những giới hạn. Giai đoạn này phù hợp cho việc nhìn nhận và đánh giá lại những gì đã qua. Cần trung thực với bản thân và người khác để có cái nhìn đúng đắn với bối cảnh.
Tự hỏi:
– Điều gì đang ngăn cản sự thư giãn và khiến tôi khó chấp nhận, khó thả lỏng?
– Tôi đang đứng ở đâu trên hành trình?
Pha 7: LAST QUARTER
Với ánh sáng dần tàn từ mặt trăng, bạn được thôi thúc để đánh giá lại hành trình cũ, rút kinh nghiệm và giải phóng những điều không còn phù hợp. Hiểu rằng, học hỏi từ lịch sử là cách học khôn ngoan nhất. Nếu vẫn ngoan cố giữ khư khư những điều gây hại, bạn sẽ gặp khủng hoảng.
Tự hỏi:
– Tôi đã học được điều gì? Tôi đã trưởng thành như thế nào?
– Những gì đã lỗi thời và đang khiến tôi cảm thấy nặng nề?
Với những bạn nào đã nắm vững tính chất của 12 chòm sao Hoàng Đạo. Việc ứng dụng tính chất chòm sao vào tuần trăng để thiết kế các công việc tương ứng sẽ nhận được trợ duyên rất lớn trong quá trình theo đuổi/hoàn thành công việc. Ví dụ, trong tuần trăng Song Tử, mình đã lên kế hoạch cho 29 ngày viết các trang nhật ký buổi sáng, nhằm sắp xếp lại thông tin, kí ức dự trữ của bản thân, tái sử dụng, chuyển hoá hoặc loại bỏ những thông tin không hữu ích nữa. Việc xem xét này cũng hỗ trợ cho full moon Nhân Mã trong tuần trăng này được rõ ràng trong mục tiêu hơn, khi đã có thể loại bỏ kha khá nhiều yếu tố gây nhiễu từ thông tin và kí ức dự trữ.
NGUYỆT TINH VẬN
Nguyệt tinh vận là nơi bạn được ưu ái thực hiện loạt hành vi ở nơi đấy (nguồn lực và nhân duyên sẽ tập trung vào đây), nên trong pha trăng mà bạn đang thuộc về, bạn sẽ cảm thấy thuận lợi khi có các hoạt động phù hợp với tính chất tương ứng.
360 độ chia cho 8 pha trăng, nghĩa là mỗi pha cứ chiếm 45 độ (1,5 cung trên lá số). Pha trăng phụ thuộc vào tương quan giữa mặt trăng và mặt trời, cụ thể ở đây là progression moon so với progression sun.
Vào astro.com -> extended chart selection -> phần chart type chọn natal and progressed chart -> click to show the chart
Mí hành tinh xanh lá chạy vòng ngoài của chart chính là tinh vận. Giờ chỉ cần chú ý kí hiệu sun và moon thôi. Ngồi đo xem nó đang cách nhau bao nhiêu độ theo chiều ngược kim đồng hồ:
– Cách 45 độ đầu tiên là pha 1
– 90 độ đầu tiên là pha 2
…
Cứ thế cho đến pha 7, và pha 8 là khi chúng nó lại sắp gặp nhau (khoảng năm 27 tuổi thì nguyệt tinh vận chạy về nơi mặt trăng trong lá số gốc, ta học được một vòng bài học nhân sinh quan trọn vẹn, nên mấy ông thầy tử vi phương Đông hay bảo sau 27 tuổi sinh con mới đủ chín chắn ý) nhưng tầm 30 thì nguyệt tinh vận mới đuổi kịp nhật tinh vận vì trong lúc moon chạy thì anh sun vẫn di chuyển nhẹ mà.
Với các pha trăng đầu (1-2-3) thì các giác quan của bạn nhạy bén hơn với thế giới, nên khả năng quan sát và tương tác với xung quanh ổn hơn. Lúc này bạn cũng bắt đầu có độ háo hức nhất định so với những thứ mới mẻ xung quanh. Nhưng cho dù là thế, ở pha 1, bạn chưa thực sự đủ nguồn lực để hiện thực hoá các ý tưởng của bản thân. Lên dần pha 2-3 thì tiềm năng trở nên mạnh mẽ và rõ rệt hơn.
Với các pha trăng giữa (4-5) thì cơ thể có xu hướng hoạt động mạnh hơn tinh thần: ăn nhiều hơn, tập luyện nhiều hơn, nói chung là nhiều năng lượng lắm ý. Nhiều người hoạt động tích cực có thể chia sẻ năng lượng với người khác, đi phục vụ, làm thiện nguyện, chăm lo cho đời sống cộng đồng, gia đình, bạn bè… Tiêu cực thì có thể chọn đi chinh phục, tranh đấu, giành quyền lực,…
Các pha trăng cuối (7-8) thì có xu hướng tập trung vào thế giới nội tâm nhiều hơn. Tích cực thì tu tâm dưỡng tính, tu tập thiền hạnh suy ngẫm mọi sự trong đời để rút kinh nghiệm cho pha trăng mới – nên chắc sẽ nhìn những ai điềm đạm, bình tĩnh, có thế giới nội tâm phong phú là rất thuận mắt. Tiêu cực thì nằm ủ rũ uể oải suốt ngày giải trí tiêu pha mặc kệ thế giới, có xu hướng chống đối xã hội, và trốn vào một góc tự kỉ luôn.
Vấn đề là mỗi người có một tiến trình phát triển khác nhau. Cùng độ tuổi 25 đấy, nhưng vì mình sinh ra vào pha trăng cuối nên hiện mình đang đi vào pha 7 rồi, chỉ muốn nằm nhà đọc sách ngủ nghỉ, còn bạn khác vì sinh ở pha trăng tròn nên hiện ở 3-4 chi đó rất giàu năng lượng chạy nhảy suốt ngày. Nhưng sẽ thiệt khó sống với nhau nếu mình muốn người kia phải chạy theo pha trăng của mình, ý là mình không thể bắt cái bạn pha 3-4 kia ru rú trong nhà tu tập cùng mình mãi, mà cái bạn kia cũng không thể bắt mình nhảy nhót ngoài đường cùng bạn- sức đâu mà mình dùng cho nên nếu bây giờ có ai đó đến bảo với mình là “mày làm xong việc này thì nghỉ vài hôm lấy lại sức rồi hẵng làm tiếp” thì mình cảm động vl vì pha cuối rồi đang rất hụt hơi ạ huhu
MẶT TRỜI
Lý do mình viết về Mặt Trời sau Mặt Trăng là vì làm việc với Mặt Trăng dễ hơn. Năng lượng của Mặt Trời mạnh mẽ và trực diện, nếu chưa nâng cấp cấu trúc vật chất và năng lượng của bản thân, thì năng lượng Mặt Trời chỉ phụ trách đẩy nhanh quá trình sinh trưởng rồi lão hoá, hỏng hóc. Đọc sơ qua về nhân học, các chủng người sống ở khu vực nhiều ánh sáng mặt trời thì có xu hướng sinh sản nhanh hơn, và tuổi thọ thấp hơn; tính cách cũng có phần dã man hơn. Do đó, làm việc trước hết với năng lượng Mặt Trăng sẽ tăng dần khả năng “chịu nhiệt” khi dần dần chuyển hướng qua tận dụng năng lượng Mặt Trời.
Đi theo ánh sáng Mặt Trời sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, tràn đầy sinh khí, phấn khởi và niềm vui. Càng đi theo đúng lộ trình và phẩm chất của Mặt Trời, cuộc sống càng thăng hoa, cơ thể càng khoẻ mạnh, tinh thần càng minh mẫn, vạn vật nở hoa và tươi đẹp. Nên nhiều bạn được sự ưu ái của Mặt Trời, trông trẻ mãi hông già >.< lão hoá hong phải là do sống lâu đâu. Lão hoá là dấu hiệu của việc chuyển hoá bị kém đi, nên các tế bào cũ ít được thay thế liên tục bởi các tế bào mới.
Cách đầu tiên là nương theo vận hành của Mặt Trời trong một ngày: Mặt Trời mọc lên thì bắt đầu ngủ dậy và làm việc. Mặt Trời lặn xuống thì bắt đầu nghỉ ngơi để điều chỉnh lại cơ thể. Việc ăn uống và xử lý thức ăn trong cơ thể cũng cần được nương theo ánh sáng Mặt Trời, vì Mặt Trời cung cấp năng lượng cho mọi chuyển hoá được hiệu quả. Tương tự thế, Mặt Trời lên cao thì có thể/cần ăn nhiều hơn, bao gồm những chất cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại hao tốn năng lượng để xử lý là dầu mỡ và chất đạm, khi ăn vào giờ trưa, chúng ta có thể tận dụng năng lượng từ Mặt Trời mà chuyển hoá chúng. Khi Mặt Trời lặn thì dừng việc ăn uống lại. Hiện nay, lối sống đô thị đang đi ngược lại. Mọi người hoạt động mạnh về đêm bao gồm cả việc ăn uống rất nhiều đồ ăn nguy hại, và ngủ vào ban ngày. Cơ thể dần dần rệu rã nặng nề, tinh thần ngày một tiêu cực, mệt mỏi ủ rũ.. Đó là lý do mà ngày nay, hầu như ai cũng mắc phải nhiều căn bệnh liên quan đến lối sống, mà chỉ cần điều chỉnh lại thời gian biểu, các căn bệnh dần biến mất.
Theo y học cổ truyền, dựa vào ngũ hành mà phân chia cụ thể các múi giờ trong một ngày để thiết kế các hoạt động phù hợp. Điều này mang lại lợi ích trong việc bảo dưỡng sức khoẻ cơ thể một cách tự nhiên, mà không cần phải quá tốn kém hay nỗ lực. Vì một người khi đã thuận tự nhiên, họ được trợ lực bởi tất cả những nguồn năng lượng sẵn có từ xung quanh, nên trông họ nhàn nhã và không chút khiên cưỡng. Lúc ấy tinh thần mới hướng đến tự do và sảng khoái. Lối sống đi ngược với tự nhiên mang đến nhiều căng thẳng và gây xung đột là vì ta đi ngược với nguồn lực của ngoại cảnh, ta tự tách mình ra với môi trường sống xung quanh, nên nhanh chóng cạn năng lượng. Mình tìm được bức ảnh thời gian sinh hoạt theo y học cổ truyền như thế này:
Mình còn hứng thú và thực hành với Ayurveda, đây là lối sống thuận tự nhiên của người Ấn Độ cổ. Theo Ayurveda, vũ trụ được vận hành bởi 3 năng lượng Vata, Pitta và Kapha với các đặc tính khác nhau; và họ cũng chia thời gian trong ngày theo 3 đặc tính này, để thiết kế lịch trình sinh hoạt trong một ngày cho hiệu quả.
– 10 đêm – 2 giờ sáng (giờ Pitta): trong khung giờ này, chúng ta cần phải ngủ để lửa của Pitta được sử dụng vào các hoạt động chuyển hóa cần thiết của cơ thể. Nếu chúng ta vẫn thức, lửa này sẽ được dùng cho hoạt động của trí não . Đây là lý do vì sao nhiều người thích làm việc đêm. Nếu thức qua 10 giờ đêm thì bạn sẽ khó vào giấc ngủ, các hoạt động trao đổi chất bị gián đoạn.
– 2 giờ – 6 giờ sáng (giờ Vata): thức dậy trước 6 giờ sẽ dễ dàng và tốt hơn cho sức khỏe do tính chất nhẹ nhàng của Vata. Năng lượng này cũng phù hợp với việc tập yoga và thiền định.
– 6 giờ – 10 giờ sáng (giờ Kapha): nếu còn ngủ trong thời gian này thì người sẽ thấy nặng nề do tính chất nặng của Kapha. Bạn nên tập thể dục để có nhiều năng lượng hơn. Tận dụng sự vững chãi của Kapha để lập kế hoạch trong ngày.
– 10 giờ – 2 giờ trưa (giờ Pitta): mặt trời lên cao làm Pitta trội lên khiến cho lửa tiêu hóa mạnh mẽ. Bạn nên dùng bữa vào thời điểm này. Lửa Pitta cũng giúp bạn xử lý thông tin tốt, làm việc hiệu quả hơn .
– 2 giờ – 6 giờ chiều (giờ Vata): sự nhẹ nhàng và linh hoạt của Vata sẽ hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo, giao tiếp và đời sống xã hội . Nếu muốn ăn tối thì bạn nên dùng bữa nhẹ vào lúc này, vì sau 6 giờ tối Kapha trội lên sẽ làm bạn khó tiêu hơn.
– 6 giờ – 10 giờ đêm (giờ Kapha): giãn cơ nhẹ nhàng và tĩnh tâm trước khi đi ngủ, tính chất nặng của Kapha sẽ làm bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
CÁC MÙA TRONG NĂM
Do sự phân bổ của ánh sáng Mặt Trời theo từng tháng khác nhau, tạo ra 4 mùa trên Trái Đất. Ở các vùng xa xích đạo thì dễ cảm nhận hơn, ở Sài Gòn như mình thì chỉ có mùa mưa và mùa nắng hoặc mùa xen kẽ nắng mưa bất chợt. Do đó mình ít quan tâm đến các mùa này. Mình chỉ chia sẻ đại khái là khi tìm hiểu về Wicca, thấy tri thức của họ bao gồm cả bánh xe lễ hội, được gọi là Wheel of the Year. Các lễ hội của họ hướng đến việc tri ân, thờ phụng và do đó, tận dụng được tính chất năng lượng mà Mặt Trời (đại diện cho creator) phân bổ cho sự sinh trưởng-chết đi và tái sinh. Bởi vì mục tiêu của họ là phát triển mùa màng và cuộc sống trù phú, nên các lễ hội gắn liền với chuyển động của Mặt Trời là một phần không thể thiếu của họ.
… khi nào rảnh thì mình viết sơ sơ ý nghĩa của mỗi mùa rùi cập nhật sau nhe