54 ngày tự cách ly ở nhà, mình đọc gì?

Categories:Sách
Vy Lan

22/7/2021 – Năm Covid thứ 2

Nhìn xung quanh nhiều ca bệnh tự chữa tại nhà – không dc bệnh viện nhận vì quá tải, mình nhận ra một sự thật là mình có thể sẽ mất thân xác này bất kì lúc nào. Điều đó khiến mình nghiêm túc xử lý nhiều bài học hơn. Cảm tưởng như mình sắp bỏ phí đi một đời sống mà chưa kịp hoàn thành task nào của bài học với thân thể này vậy ?

Sau nhiều ngày đọc tỉ thứ về linh hồn. Mình tạm kết luận, chưa cần xác nhận là có tin vào linh hồn vĩnh cửu hay không, sắp tới linh hồn đi đâu về đâu. Trước mắt, mình có cái thân xác này, việc của mình là quản lý nó. Vẫn còn để ham muốn và cảm xúc chi phối, thì bài học vẫn chưa hoàn thành. Sau khi tóm gọn như vậy, mình quay về với Thiền chỉ và Thiền quán, Thanh tịnh đạo và Vi diệu pháp. Mục tiêu đơn giản là vượt qua 5 triền cái thôi =)) nghe đơn giản nhưng không dễ theo tới cùng. Nhìn xung quanh, mọi người vẫn khổ sở vì không được ăn ngon, không được ra đường vui đùa, không đạt được thành tựu này thành tích kia, mình càng có thêm quyết tâm làm việc với những triền cái. Ngay lúc này là thời gian phù hợp cho mình tu tập.

Mình bảo mình đọc một tỉ thứ về linh hồn rồi vẫn quay lại Phật pháp, không phải vì nó không có lợi ích gì cho mình. Hiểu về linh hồn giúp mình trưởng thành hơn về mặt nhận thức và cảm xúc rất nhiều, mình chia sẻ vài dấu hiệu mình nhận biết được nha:

1. Bài học của cơ thể

Cho dù là linh hồn có mục tiêu hay bài học gì đi nữa, đã xuống Trái Đất (TĐ) mượn thân xác trên TĐ này thì bài học luôn xoay quanh việc quản lý cơ thể vật lý, làm chủ nó chứ không để nó làm chủ mình. Nhiều linh hồn bị cuốn theo dục vọng thể xác, đưa ra lựa chọn sai lầm, quên đi bài học linh hồn -> out game và phải đầu thai đi đầu thai lại để học mãi có một bài học duy nhất. Từ đó, mình nhận ra, giải pháp để không bị cơ thể làm chủ (bản năng làm chủ) thì khó tìm được giải pháp nào toàn diện và đơn giản như hướng dẫn của Phật (không phức tạp cầu kì, chỉ ngồi xuống thẳng lưng nhắm mắt là được). Mình đoán, giác ngộ hay giải thoát là một dấu chỉ cho thấy linh hồn hoàn tất bài học quản lý năng lượng tại TĐ.

Mà bạn thấy đó, bạn nghĩ bạn tự do, chứ thật ra bạn hoàn toàn bị cảm xúc chi phối. Phải thành thật với chính mình, là chúng ta chẳng hề tự do tí nào. Nên con đường giải thoát của Phật ấy là làm sao để không bị cảm xúc (ngôn ngữ của cơ thể) chi phối lựa chọn và quyết định của mình nữa. Từ đấy mới đủ bình tĩnh trong các tình huống khó nhằn, vậy mới thi đỗ bài học của linh hồn chứ.

2. Không ai là nạn nhân

Mình lý giải được những sự kiện mà mình cho là bất toại nguyện, gây đau khổ (dukka), theo sự thỏa thuận của 2 linh hồn trước khi xuống trái đất, thì mình không còn phân ra ai thua thiệt – ai hưởng lợi, ai là nạn nhân – ai là thủ phạm nữa. Vì tất cả quyền lợi trên mặt đất này, khi linh hồn quay về nhà, sẽ không mang theo được. Thứ mà linh hồn giữ lại, là những ghi khắc trải nghiệm.

Tóm lại, ai tìm được giải pháp sáng tạo để vượt qua thử thách mà vẫn giữ được tinh thần vui tươi, phấn chấn, hào hứng đón nhận thử thách kế tiếp, thì xem như đã hưởng lợi từ thử thách đấy. Còn ai đau khổ, ủ rũ, dằn vặt, day dứt, điên cuồng, tức giận thì là chưa được hưởng lợi từ thử thách thui – lần sau sẽ có thử thách khác cho học lại bài học cũ. Thử thách chính là để linh hồn được luyện tập quản lý năng lượng và tích lũy phẩm hạnh mà – sau mỗi thử thách mà có tích được thêm năng lượng tích cực thì càng gần hơn với bản thể sáng tạo cốt lõi.

3. Định tâm

Mình phát hiện được người thầy hướng dẫn của mình trong đời này là đối tượng nào. Dấu hiệu rõ ràng mà mình cảm nhận hồi năm lớp 5, mà mình bỏ qua, đến nay ghi nhận lại. Điều này khiến mình vững tin vào những lựa chọn của giai đoạn mới trong cuộc đời (ít nhất mình dừng việc lăng xăng tìm kiếm đủ thứ – định tâm tốt hơn). Nếu mà bảo đây là trò trick não bộ để làm bản thân hài lòng thì cũng ok mà. Nhiều bạn không thể trick được bộ não của mình, để rất nhiều hối tiếc, khổ sở kéo đi khắp chốn không thể tịnh một nơi ý.

4. Chữa lành quan trọng như nào

Trước khi tu tập những pháp môn nâng cao (hướng lên) được ý, thì cần healing vết thương cũ (hướng xuống xử lý cái nền). Một người còn đang bị đau đớn bởi những tập quán cũ, mà bảo thăng thiên hay kích hoạt kundalini thì khổ sở kinh hồn lắm. Lúc này nếu họ không tự phát điên, thì cũng trở nên khắc nghiệt với xung quanh lắm á. Mà để healing thì hiểu về linh hồn hay năng lượng (luân xa, yoga, đặt tay chữa lành, thôi miên hồi quy, tarot, chiêm tinh, tâm lý học tích cực…) có thể hỗ trợ hiệu quả luôn. Nhưng chữa lành là để có thêm bình tĩnh, sức mạnh tiếp tục bài học, chứ không phải là để thoải mái dễ chịu trốn tránh bài học, thụ hưởng đời sống đâu ạ.

Hoặc như trong tất cả các truyền thống tôn giáo, trước khi tiến hành các nghi lễ/nghi thức, việc đầu tiên luôn là thanh tẩy bản thân, nói dễ hiểu hơn là giữ giới luật để bản thân được trong sạch. Phật chỉ có 5 giới luật trước khi vào khoá thiền Vipassana, Công Giáo có 10 điều răn của Chúa… Bằng cách dừng quán tính làm sai, chúng ta mới có thể bình tĩnh lựa chọn những điều đúng đắn, phù hợp với bản thân hơn. Ngay khi ý thức được bản thân chưa đúng, cần can đảm dừng lại, rời đi hoặc bỏ qua. Vì sự thay đổi cần trả giá rất nhiều, nên mình mới nghĩ đến sự can đảm.

5. Mục tiêu cuối cùng

Nhưng mà cho dù đọc gì tìm hiểu gì, mục tiêu cuối cùng vẫn là pass bài học nha các bạn ? đọc cho lắm, đến khi chết cũng bị reset quên hết kiến thức à. Cái còn lại chỉ là phẩm hạnh kiên nhẫn, hoặc cùng lắm là năng lực xử lý thông tin nhanh nhẹn hơn thui.

Cho nên nếu thấy mình đọc gì mà trở nên kiên nhẫn bới khó khăn với bản thân hơn, bớt chỉ trích người khác hơn, bớt than vãn càu nhàu hơn, bớt đổ lỗi cho cuộc đời hơn… thì tính ra cũng rất có ích lợi rồi đó. Vì những dấu chỉ đấy cho thấy tần số rung động năng lượng của bạn đã được nâng lên mức cao hơn, chất lượng đời sống tinh thần của bạn tốt hơn, bạn đã hoàn thành được một vài bài tập nào đó của chương trình linh hồn thiết lập trước khi xuống TĐ.

Chúng ta trong cùng lúc có nhiều bài học lắm. Bạn thấy bài nào khó quá, chưa thể hoàn thành ngay cứ.. mạnh dạn bỏ qua. Chọn bài học dễ hơn mà học, xử lý vấn đề dễ trước. Tích lũy đủ bản lĩnh thì quay lại bài khó vẫn chưa muộn. Nên nhớ lúc nào cũng đối xử tử tế và nhẹ nhàng với bản thân là được. Có gì dùng nấy, đừng lý tưởng quá mà quên thực tế hạn hữu để rùi lại thêm đau khổ. Điều cuối cùng vẫn là tập trung vào năng lực sáng tạo hướng đến giải pháp mang tính tích cực để bản thân lẫn người khác ổn thỏa, đừng quá cứng nhắt một giải pháp hay quyền lợi nhất định về phần mình, vì khi chết đi rùi có mang theo được đâu.

6. Thiên Đàng hay Địa Ngục?

Vài nhà trị liệu năng lượng có chia sẻ về những linh hồn sa ngã, họ bị mắc kẹt tại địa điểm, nơi tích lũy những uẩn ức, tệ hại, khổ đau, khiến họ không quay về ngôi nhà ánh sáng cốt lõi vì tần số rung động quá thấp – khiến chúng ta hình dung đến hình ảnh Địa ngục và Thiên đàng của nhiều tôn giáo. Vấn đề là không cần biết liệu có tồn tại thực sự Địa Ngục hay Thiên Đàng không. Nếu bạn đang sống trong giận dữ, ghen tị, ham muốn điên cuồng, lo lắng, xấu hổ, nhục nhã, tự ti… thì có khác gì ngọn lửa địa ngục đang nung nấu tâm can bạn từng giờ từng phút? Bạn không thể cảm nhận sự mát lành, tươi sáng, trong trẻo, dễ chịu, hồn nhiên, vô tư, tỉnh táo, sáng rõ như thế giới của những người giác ngộ.

? Chút gợi ý:

Bạn nào tò mò về linh hồn thì thử đọc Michael Duff Newton, Brian L. Weiss, hai tác giả này được dịch ở VN rùi, khá dễ đọc và mạch kể hấp dẫn.

Còn tìm hiểu về năng lượng với luân xa các thứ thì cứ tìm hiểu trước từ Power Vs Force của David R.Hawkins, cuốn này mình đọc từ 2018. Kể từ đó, mình nhanh chóng nhận diện nguồn năng lượng có rung động thấp và cao để tìm phương án xử lý phù hợp, hoặc tránh nơi có rung động quá thấp,

Tiếp đó xin giới thiệu idol mới của mình là Barbara Ann Brennan, Dora Van Gelder Krunz với Dolores Krieger Ph.D, với ai chưa hiểu về năng lượng lắm (như mình) thì đọc mệt mỏi thiệt sự nhưng sure rất rất có ích cho những chấn thương khó lành. 

Nhiều sách được share pdf free ý ạ, bạn thử nha.

Author:

Trả lời

Name*
Email*
Url
Your message*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>