Vì sao chúng ta cần xây dựng và giữ vững các nguyên tắc đạo đức?

Categories:BLOG, Sách
Vy Lan

Có hai nguyên do chính yếu mà mỗi người cần giữ các nguyên tắc đạo đức:

1. Vì chúng ta cần các nguyên tắc ứng xử – để sống với người khác. Chỉ khi bạn có bộ nguyên tắc vững vàng, thì bạn mới có thể lựa chọn những người sở hữu các nguyên tắc ấy để sống cùng và làm việc cùng. Do đó có thể nói, các nguyên tắc đạo đức giúp chúng ta có định hướng trong giao tiếp ứng xử, để mà cảm thấy an tâm khi đối đãi với tha nhân.
Ví dụ có thể hiểu như, nếu bạn cho rằng trộm cắp là xấu xa, thì bạn sẽ chọn chơi với những người bạn trung thực, không gian dối, không tham lam. Mà một người trung thực sẽ không bao giờ phản bội, hành xử lén lút, hay đâm sau lưng bạn. Ngược lại, nếu bạn không thấy phẩm chất đó là cần thiết, tâm tham của bạn vẫn xui khiến bạn lấy đồ trái phép của người khác, thì khi nhìn lại xung quanh, bạn cũng chỉ có thể giao du với những người hay làm trò lén lút, thiếu trung thực và tham lam, ích kỉ.
Ví dụ 2, nếu bạn cho rằng phẩm chất thấu cảm là cần thiết, bạn sẽ bày tỏ sự cảm thông với người khác trong những lúc họ gặp khó khăn, và do đó, người khác sẽ cảm thấy cần phải mềm mại và thông cảm với bạn trong những trường hợp khác, khi bạn rơi vào tình huống khó khăn.
2. Bởi vì các giá trị đạo đức đúng đắn luôn mang giá trị bền vững, giúp xác định bản sắc và nhân cách cá nhân theo một cách bền vững và ít có thể bị tác động bởi ngoại cảnh. Do đó khi bạn kiên quyết làm theo chúng đến cùng, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ từ những người tuân theo các giá trị đạo đức tương đương. Từ đó, cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa vững bền, đi cùng với một tâm lý vững vàng.

Ví dụ, khi bạn nhận ra rằng việc thông dâm với vợ/chồng của người khác là điều sai trái, tệ hại. Thì cho dù trái tim bạn có lỡ rung động với chồng người khác, thì bạn vẫn kiên quyết không hành động sai trái phá vỡ nguyên tắc đạo đức của bạn. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ không bị vướng vào những vụ drama đánh ghen, bị xung quanh đánh giá, mang tâm lý sợ hãi, lo lắng, bất an, ghen tuông, bồn chồn… Và sau tất cả, nếu bạn có thể qua đi giai đoạn ấy và bắt đầu yêu một chàng trai độc thân khác, bạn vẫn đủ kiêu hãnh để bước đến mối tình mới mà không chút mặc cảm, tự ti tội lỗi.

Cẩm Nang Tư Duy Đạo Đức

Tuy nhiên, chúng ta rất dễ nhầm lẫn các nguyên tắc đạo đức với các nguyên tắc xã hội hay pháp lý. Chúng khác nhau ở chỗ các nguyên tắc xã hội hay pháp lý thường là do các nhóm lợi ích xây dựng lên nhằm mang lại lợi ích cho riêng nhóm đấy. Còn các nguyên tắc đạo đức mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại cho dù bạn là người nước nào, là người ở nơi đâu, là người da trắng hay da màu, là nam hay là nữ… Bạn có thể đọc cuốn cẩm nang gọn nhẹ vài chục trang do thầy Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu để định hướng tư duy đạo đức đúng đắn hơn, cuốn sách rất rẻ, chưa bằng một ly trà sữa Tococo.

Hoặc nếu bạn không muốn tham khảo ai, tự mình tư duy, thì chỉ cần nhớ rằng “Đạo đức chính là không hại mình hại người, luôn đặt mục đích lợi lạc cho tha nhân lên hàng đầu, vì suy cho cùng chúng ta không thể sống một mình, mà cần phải sống cùng người khác.”

Các nét tính cách đạo đức được ưa chuộng

  • Hartley et al, 2016: chân thành, từ bi (compassion), công bằng và rộng lượng
  • Thuần khiết (purity) và lành mạnh (wholesome) cũng được coi trọng.

Author:

Trả lời

Name*
Email*
Url
Your message*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>